Sưu tầm

Tiếng Việt và 10 từ dễ nhầm lẫn nhất

18/11/2020
           Trong đời sống chúng ta, hẳn tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ thân thương và trìu mến nhất. Đi khắp đông tây, thật hiếm có một thứ tiếng nào bây giờ chứa từ tượng hình và tượng thanh nhiều như tiếng...

            Trong đời sống chúng ta, hẳn tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ thân thương và trìu mến nhất. Đi khắp đông tây, thật hiếm có một thứ tiếng nào bây giờ chứa từ tượng hình và tượng thanh nhiều như tiếng Việt, cảm xúc phát ra từ những từ tiếng Việt cũng lan ra rất nhanh và tác động rất mạnh, nhất là trong tâm hồn người Việt. Tuy nhiên, tiếng Việt đẹp bao nhiêu, dễ học, dễ nhớ bao nhiêu thì vẫn có nhiều người Việt hay sử dụng nhầm nó. Với nhiều người học tiếng Việt, khi còn bé chắc hẳn khó ai tránh khỏi những sai sót, những sai sót chưa được giải thích hoặc dẫu có giải thích nhưng chưa được xác đáng dẫn đến sau khi lớn lên mang nhiều chấp kiến về từ ngữ tiếng Việt nên sử dụng sai từ hoặc hiểu sai từ. Sau đây là những từ tiếng Việt dễ bị hiểu nhầm nhất trong đời sống mà tác giả sưu tầm được:

            1. Phủ nhận: Phủ, với nghĩa như phủ định? Nhận, nhận xét, chấp nhận? Nếu hiểu theo cách này thì từ phủ nhận có nghĩa là không chấp nhận một điều gì đó. Tuy nhiên trong đời sống hằng ngày, từ này rất dễ bị hiểu là từ chấp nhận, bởi âm vực sử dụng và cách biểu lộ cảm xúc khi diễn đạt từ phủ nhận đôi khi giống với chấp nhận quá nên nhiều người hiểu nó là chấp nhận, đồng ý với vấn đề. Việc này dễ thấy nhất là trên các tin tức, ví dụ trong Chương trình Thời sự của Đài Truyền hình Việt Nam chẳng hạn, biên tập viên nói: "Hôm nay Ông Gaddafi đã phủ nhận việc ra lệnh quân lính của mình cưỡng bức phụ nữ...". Từ phủ nhận hiện nay rất hay bị hiểu nhầm là chấp nhận, xác nhận nếu người nào không tìm hiểu nghĩa của từ một cách rõ ràng.

             2. Đọc giả hay độc giả? Nếu hiểu đúng từ đọc là đọc (đọc báo, đọc văn bản) rồi thì mọi người sẽ thấy ngồ ngộ là tại sao nhiều người lại sử dụng từ "độc"---> "độc giả". Một cách chính thống trên nhiều tạp chí, báo chí nhiều nơi hiện nay đã sử dụng từ độc giả thay vì đọc giả. Độc giả, nếu được nghĩ ngợi cho vui chắc hẳn sẽ làm nhiều người liên tưởng đến những vụ đầu độc, độc mãng xà chăng? Có một sự liên quan căn bản xuất phát từ một tác phẩm văn học là Độc Tiểu Thanh ký của Nguyễn Du. Khi đọc tác phẩm này, lần ra hoàn cảnh sáng tác ta mới biết khi Nguyễn Du viết bài thơ ấy là nhờ vào một dịp đọc được tác phẩm còn trơ trọi lại của Tiểu Thanh ký, độc ở đây là đơn độc, là một. Với cái tên bài thơ Độc Tiểu Thanh ký, nhiều người đã lầm tưởng tên bài thơ mang ý nghĩa "độc" ấy là đọc nên việc nhầm lẫn tiếp tục được sử dụng cho từ đọc. Như vậy việc sử dụng từ độc đích xác là sai, bởi đọc mới là nghĩa đúng của nó. 

            3. Kiềm chế hay kềm chế, kìm chế? có rất nhiều bạn trẻ đã hỏi từ này, song rõ ràng để có một giải thích sát đáng nhất là do hoàn cảnh ngữ nghĩa của 3 từ này đều được dùng như nhau. Kiềm, nếu liên tưởng đến góc độ dung dịch kiềm ta đã được học, kiềm ở đây cũng có nghĩa là kiềm hãm; kềm, nếu liên hệ đến từ kềm cắt móng tay, cũng là kiềm chặt, tương tự như kiềm hãm; kìm, nếu liên hệ đến từ dìm, dìm xuống nước chẳng hạn, cũng có nghĩa như kiềm hãm. Vậy cả 3 từ đều có nghĩa đúng, các bạn cứ tùy nghi sử dụng, chỉ có điều nhiều người đang rất lăn tăn về 3 từ này. Tương tự chúng ta thấy nó qua 2 từ kiềm kẹp, kềm kẹp, kìm kẹp cũng vậy.

            4. Mẫu và mẩu: Hai từ này không hẳn mọi người sử dụng sai dấu ngã hoặc hỏi mà do cấp độ sử dụng hai từ này đôi khi na ná nhau. Ví dụ như sử dụng trong trường hợp: đây là mẫu áo, quảng cáo mới nhất mà tôi có, nghĩa của từ mẫu ở đây là từ làm mẫu (người mẫu hoặc tóc mẫu). Thế nhưng ở góc độ phân chia lớn nhỏ, mẩu bánh kẹo, một mẩu nhỏ...thì ta sử dụng từ mẩu. Hai từ này có quan hệ gây hiểu nhầm nhau khi sử dụng trong trường hợp: những mẫu chuyện hay, mẩu thí nghiệm mới nhất... Trong trường hợp này: mẩu thí nghiệm nếu được dùng như nghĩa của nó là chỉ một mẩu đang được nhìn thấy thì đúng là mẩu, nhưng nếu gọi đây là mẫu (nghĩa là làm mẫu) thì nghĩa nó vẫn đúng. Chúng ta bàn cãi trong các trường hợp này vì còn nguyên do hiểu biết khác nhau.

            5. Họp và hợp: Trường hợp này có vẻ như ít người mắc sai lầm nhưng đôi khi từ ngôn ngữ đọc triển khai ra ngôn ngữ viết thì vẫn có nhiều lúc sai sót. Hội họp và tập hợp là hai từ khác nhau nhưng nghĩa nhiều khi được sử dụng na ná nhau nên người ta hay mắc sai lầm.

            6. Trải hoặc trãi: Trải khăn ra hoặc trãi qua bao cơn gió giật, sóng dời vẫn hay được mọi người hiểu nhầm, sử dụng nhầm. Trải, với ý nghĩa trang trải, trải ra một cái gì đó chẳng hạn. Trãi, như trãi qua nhiều kiếp sống, trãi qua nhiều năm tháng chẳng hạn lại có ý nghĩa là trãi nghiệm. Hiểu lầm rất khó để nắm bắt bởi ngôn ngữ từ giọng nói chuyển sang viết.

            7. Chín mùi hoặc chín muồi, ngọt mùi hay ngọt buồi? Những từ ngữ này khiến người ta hay mắc những lỗi ỡm ờ, ngập ngừng khi khai triển. Có vẻ như với hai từ chín mùi hoặc chín muồi đều được sử dụng đúng. Nhưng nhiều người còn ngần ngại với từ ngọt bùi và ngọt buồi, do ở miền Bắc, từ buồi người ta lại sử dụng cho một cái nghĩa "ác" hơn.

            8. Bắt chước hay bắt trước: Bắt chước là chính xác, song với một số người khi diễn giải sự bắt chước phải là sự "bắt trước" cái gì đó (cái gì đó có trước mới là đúng). Điều này tạo ra rất nhiều vụ tranh cãi. Và bắt chước được nhìn nhận như một danh từ hay động từ đó mới là đúng.

            9. Đại vương hay đại dương? Trong nhiều lúc thuộc hạ gọi đại vương trong phim kiếm hiệp ta vẫn thấy là đại vương mới có nghĩa là vương chúa, nhưng sao thỉnh thoảng có nhiều tập phim lại kêu là đại dương. Ngẫm nghĩ nhiều lúc câu nói: "không xong rồi đại dương ơi!" nghe sai sai mà người ta vẫn hay sử dụng thế. Âm địa phương thì phát âm như vậy là phải rồi nhưng một lần xem phim trên VTV1 vẫn thấy cách đọc đại vương là đại dương, lòng "nghe thấy" thấy nao nao, ngôn ngữ chệch choạc chả biết thế nào.

            10. Trệch hay chệch: Trệch mục tiêu hay chệch mục tiêu vẫn hay được sử dụng. Không bàn luận về tính đúng sai của nó nữa vì nghĩa tiếng Việt đôi khi người ta sử dụng thiên về âm, lúc lại thiên về hình. Như trệch nếu được dẫn giải theo hướng từ đồng âm "tr" vơi nó như: trúng mục tiêu, trượt mục tiêu thì như vậy trệch mục tiêu mới đúng chính tả, song, chệch mục tiêu lại mang hàm ý nặng nề hơn, vấn đề nghe có vẻ nghiêm trọng hơn, bởi chệch là nghe cả một vấn đề quan trọng.

            Trong việc nghiên cứu những vấn đề tiếng Việt như vừa rồi, tác giả nhận thấy tiếng Việt chúng ta cần phải được nghiên cứu để thống nhất hơn, bởi chưa ai có khái niệm nghiên cứu thống nhất nên việc sử dụng hiện nay cứ chệch choạc lẫn nhau. Không hiểu người nước ngoài khi học tiếng Việt hỏi qua hỏi lại người này người nọ họ sẽ như thế nào (điên mất). Và quan trọng nữa là, không hẳn là tính vùng miền mà do tiếng Việt ta vừa có từ tượng hình, tượng thanh, khi tượng hình diễn giải thì sẽ khác, khi từ chỉ là ghi lại âm điệu lại sẽ khác nên tùy vào cách thể hiện, biểu hiện vấn đề mà ta sử dụng.

(Sưu tầm)